Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

THÁNG GIÊNG LÀ THÁNG ĂN CHƠI

Các cụ đã nói cấm có sai. Hôm qua ngày mồng 4 tháng giêng Ất Mùi, trong cái không khí đầu xuân, mấy anh em K8 chúng tội thực hiện một cuộc "ăn chơi tháng giêng" tại cái đất văn vật Nam Định và cũng là nơi cha sinh mẹ đẻ ra chúng tôi nữa.
Hôm trước, Oánh Alo bảo "Quang ơi, ông rủ mấy đứa K8 về đây chơi rằm tháng giêng đi" vì xe chỗ ngồi có hạn nên chỉ Alo cho vợ chồng Nhĩ và vợ chồng Hường. Nhưng cuối cùng cũng chỉ có vợ chồng Nhĩ và vợ chồng Quang về được thôi, Về đến Nam Định có thêm Đạo và vợ chồng Oánh nữa thế là thành hội. Vui đáo để.

Văn phòng Giám Đốc Trần Minh Oánh



Đầu tiên là kéo nhau vào một vài điểm thuộc quần thể di tích Đền Trần. Lúc ấy là tầm hơn 9 giờ trưa, người thăm viếng chưa đông. Mấy đứa bảo nhau, năm nay nghỉ hưu rồi, vào đền vào chùa cầu mong điều an lành hạnh phúc thôi chứ ấn tước gì nữa. Vì vậy đi tầm buổi sáng như vậy là hợp lý, chứ buổi chiều tối đông lắm không chen được đâu.
Bữa trưa lại được mời tại Ban Quản Lý Khu Công NGhiệp Tỉnh Nam Định, đông vui quá, khách mời các tỉnh hội ngộ ở đây, gặp thêm mấy nhân vật Cơ Điện khác nữa...
Cả buổi chiều anh em lại kéo nhau vào phủ dầy. Phủ Dầy là một quần thể gồm nhiều đền, chùa, phủ và lăng mộ. Mặc dù trước đây Quang và Đạo học cấp 3 trường Huyện chỉ cách quần thể dăm ba cây số, cũng đã đôi ba lần đi qua, ghé thăm. Hơn thế Đạo còn qua lại hàng ngày. Những biến cố do chiến tranh, do bài trừ mê tín dị đoan của một thời ấu trĩ. Rồi cả những thay đổi cực đoan về tự do tín ngưỡng làm cho chùa chiền, miếu mộ cứ chồi lên tụt xuống... Hôm nay người ta bảo phá, ngày mai người ta bảo xây... đã in vào tâm trí những đứa "bản xứ" chúng tôi. Nhưng do nhiều lý do nên nếu để nói rạch ròi nét văn hóa, lịch sử của quần thể thì tôi cũng chịu. May ra ông Đạo biết nhiều và nói được nhiều. Mời các bạn cùng tham gia thêm mắm thêm muối nhé.

Đền Bảo Lộc, một điểm linh thiêng bậc nhất nhì trong quần thể Đền Trần


Chúng tôi kéo nhau đi hết phủ này đến chùa kia. Cuối cùng kéo về nhà Đạo (nhà ở quê) ngay gần đó. Gặp chúc tết bà mẹ Đạo, rồi ngồi uống rượu vui vẻ với anh em nhà ông Đạo. Nhanh quá, từ cái thời còn trẻ, chưa có vợ, rồi lấy vợ... tôi vẫn chơi với cả anh em nhà ông Đạo. Lâu nay giờ mới gặp lại đều năm, sáu mươi cả rồi mà ngỡ vẫn trẻ con như ngày nào. Bà cụ mẹ ông Đạo trên 80 mà dường như còn khỏe hơn ngày trước. Chắc được ông con cả Đạo chăm nuôi tốt đây.

Tại nhà bà cụ đẻ của ông Đạo

Rời quê ông Đạo quay lại Tp Nam Định, vợ chồng Oánh lại đưa chúng tôi đi thăm dự hội cây cảnh tại Nam Điền, Nam Trực cách Tp chừng 8km và cũng là quên bà xã ông Oánh. Nếu là dân sành chơi cây cảnh thì ai chẳng biết tiếng về cây cảnh Nam Điền... Nhưng quả thật với tôi đây là lần đầu tiên đến hội này. Nhiều cây thế, cây cảnh đẹp lắm. Chỉ tiếc muộn rồi nên cũng chỉ tranh thủ chuppj được ít ảnh. Ở đây Oánh còn chỉ dẫn cho chúng tôi xem đôi câu đối do gia đình Oánh cúng tiến vào Đền với đôi dòng chữ nho rất hay. Nhưng với cái vốn tiếng Hán nửa mùa nên đọc xong lại quên. Đề nghị ông Oánh bổ xung đoạn này nhé.
Tối đến 3 cặp vợ chồng chúng tôi lại quây tròn bên bàn ăn trong cái nhà hàng "Cá Sông" cũng nổi tiếng trên đất Nam Trực nhưng chỉ cách TP Nam Định chưa đến 1 km. Chúng tôi vui 5 thì các bà xã vui mười. Chẳng mấy khi các bà được các ông đưa đi cùng ăn cùng chuyện, nhất là các bà gặp nhau thì cứ như cá gặp nước, chuyện mãi không hết, vui lắm!
Nhân tiện giới thiệu với các bạn loạt ảnh của ngày hôm nay.


Tại trung tâm Giáo Hội Việt Nam Nam Định (Trường Đại Học Phật Giáo Việt Nam)

Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam hiện tại

Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Dầy

Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Dầy

Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Dầy

Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Dầy

Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Dầy

Phủ chính (Phủ Dầy)

Lăng bà Chúa Liễu - Nhìn toàn cảnh.


Lăng bà Chúa Liễu - Cận cảnh

Chùa Hổ Sơn trên núi Hổ Vụ Bản Nam Định cũng thuộc quần thể Phủ Dầy.

Chùa Hổ Sơn trên núi Hổ 

Nhĩ và Đạo


Hội nghệ thuật cây cảnh tại xã Nam Điền, Huyện Nam Trực Nam Định quê vợ ông Oánh 

Ông Đạo đang ngắm cây cảnh

Đôi câu đối trong đền của xã Nam Điền do gia đình ông Oánh cúng tiến.

Bon sai nghệ thuật

Buổi tối, kết thúc một ngày du ngoạn

Những ly cà phê để kéo thêm những câu chuyện tâm sự và thời gian bên nhau.

7 nhận xét:

  1. Đầu xuân xin chúc các nàng dâu của k8 thêm tuổi thêm trẻ thêm tươi .Cứ nhìn ảnh các nàng dâu là biết . Minh Oánh- GĐ ban QL KCn NĐ, một nhà thơ theo phong cách cổ có tiếng của thành Nam . Minh Oánh mải thơ đến nỗi vợ MO ngày càng thêm thơ ra ! . Hứu Nhĩ một doanh nhân có tên có tuổi, HN dấu Thị của HN đến nỗi nhiều đấng mày râu phải tò mò ! . Còn BT Quang một tay chơi cũng có cỡ ! Chả thế mà đầu xuân vợ BT cứ tươi hơn hớn . Còn cu Đạo này năm mới chẳng thấy vợ hắn đâu ?

    Trả lờiXóa
  2. Hùng đầu bạclúc 10:11 6 tháng 3, 2015

    Đầu năm các pac đi lễ Đền Chùa là chuẩn không cần chỉnh rồi, đi sớm thế này các pac mới thấy được phong cảnh đẹp và có những bức ảnh đep, còn đỡ bị chen chúc và "cướp" như khi đi chính hội.
    Rong ruổi đầu năm thế này cho thanh thản, cả năm ung dung, lại đi được cả cặp đôi nữa mới sướng, nhìn các pac đi mà thèm..., phen này hội K10 phải học tập các pac, chịu khó đi du ngoạn cho người trẻ ra.

    Trả lờiXóa
  3. Lại một cuộc đánh lẻ nữa của mõ Quang ,nhưng nhờ vậy mà còn ở nhà tiếp bác Tiêu.đấy.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn Hùng đã hưởng ứng. Đúng là hội hè chính hội bao giờ cũng vui, nhưng đông lắm. Đi hội cầu may, cầu lộc mà nhiều lúc cứ như "đi ăn cướp" vậy. Mình rút ra một kinh nghiệm nếu không có gì bắt buộc thì đi hội sớm (hoặc muộn) hơn chính hội một tý cảm nhận được sự thanh thản, dễ cầu phúc cầu lộc hơn, và ngay cả các chi phí khác cũng ít hơn.
    Đi du lịch biển cũng vậy cứ để sang thu hoặc cuối xuân hẵng đi bạn sẽ thấy mình gần gụi thiên nhiên hơn nhiều. Chả thế mà khách nước ngoài nó đi du lịch Việt Nam chủ yếu là cuối thu và đầu xuân.
    Còn xin thưa với anh Thọ là không phải đánh lẻ đâu. Cuộc đi này vừa mang tính gia đình vừa mang tính đồng hương vừa bị hạn chế bởi xe chỉ chở được 5 người. Để bù dịp khác chỉ có cánh có "dâu " thôi nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Cảnh đẹp, người ăn mặc đẹp lịch sự và mặt ai cũng tươi. Khí thế này thì năm nay vui hơn năm ngoái cho mà xem dù già đi một tuổi.Ôi! các bờ vai hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  6. Mình chỉ biết Chợ Phủ Dầy chứ chưa tới Phủ Dầy, khi nào về NĐ phải nhờ a/e cho đi , trông hấp dẫn quá.

    Trả lờiXóa
  7. 1-Riêng ở Nam định đã có tới 2 chợ Viềng (Đỏ- xe Viềng là cây Xe đỏ trong bộ bài tam cúc-TMO) nổi tiếng từ xưa : Mình tin rằng trên đất nước này còn nhiều nơi cũng có chợ viềng nữa - vì đó là phiên chợ tục truyền để "mua may, bán ruỉ" cho cả một năm ở mỗi vùng miền mà !)
    - Một chợ Viềng Phủ họp ngày mồng 8 tháng giêng ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản- Nam Định nơi xung quanh có hệ thống đền chùa lăng mộ dày đặc- mà Quang đã lược tả trên và TV chắc biết đến chợ Phủ Dày hay chợ Viềng Phủ cũng là nó đấy, còn chính hội Phủ Dày cúng tế bà chúa Liễu Hạnh- một trong tứ bất tử theo truyền thuyết dân gian VN- thì lại vào cuối tháng Hai hàng năm cơ! các bạn vào Google gõ Phủ Dày mà xem...
    - Một chợ Viềng nữa cũng mở cùng ngày nhưng lại ở vùng Chợ Chùa- chính là xã Nam Giang - trung tâm h. Nam Trực cách TP Nam Định khoảng 7 Km trên đường từ Thành phố xuống Nghĩa Hưng..Cạnh đường vào chợ có Chùa Bi nổi tiếng..
    .......................
    Chợ Viềng Nam trực xưa nay nổi tiếng về mua bán đồ cổ, dụng cụ làm nông bằng kim khí hơn là mua bán cây cảnh, thịt bò. Còn chợ Viềng Phủ lại nổi tiếng về mua bán đòn gánh và cây cảnh (gánh của về nhà) và thịt bò tươi rói.Riêng đêm hôm mồng 7 tháng Giêng người thập phương về đây chen nhau đi chợ đêm đông kinh khủng mà đặc biệt là dân Thanh Hoá ra đây bằng đủ các phương tiện đông nườm nượp dọc QL 1...
    2- Hội Hoa cây cảnh ở làng hoa nối tiếng Vị Khê thuộc xã Nam Điền xưa- nay sáp nhập vào với xã Nam Xá gọi là xã Điền- Xá thuộc H. Nam Trực.- thì năm nào cũng mở từ 12- đến 15- Giêng. Những người thích thưởng ngoạn hoa, cây cảnh- mà cây cảnh là chính- hàng năm về đây thăm ngắm . Nhưng phần cây bày ra lễ hội sau lễ rước cây sáng 12/Giêng cũng chỉ là phần rất nhỏ chẳng thấm tháp gì với quần thể có hàng ngàn hộ dân ở vùng quê mà mỗi gia đình là một vườn cảnh sinh động này đâu. Có thời gian thì trong năm, dù chẳng mất tiền chúng ta cũng có thể dạo đi thăm thú hỏi han, chụp ảnh cả ngày chẳng hết những tuyệt tác do bàn tay chính những nghệ nhân già trẻ ở đây tạo ra hoặc chọn mua muôn phương đưa về hàng trăm, mấy trăm năm nay ở cái làng cổ ven sông Hồng có niên đại lập tên làng Vị khê từ gần một ngàn năm qua đấy . "Lý đại hữu hoa thôn, cổ phả do truyền Tô Thái Uý"- là nội dung một bức vế đối bị Pháp đốt phá, nay gia đình bố vợ Oánh phục dựng tiến cúng vào ngôi đền cổ thờ các ông tổ lập làng, Tổ nghề hoa cây cảnh -nội dung bằng chữ Hán do các cụ đã viết để lại , dịch nghĩa là " Phả xưa truyền : Thời Lý, làng Hoa này do quan Thái uý họ Tô ( Tô Trung Tự) lập ra)-
    Thật tuyệt khi còn đủ sức khoẻ, có thời gian, cùng bạn và bầu- kể cả bầu nhà mỗi độ Xuân về lại đi du ngoạn các lễ hội , biết tìm hiểu cái cốt lõi văn hoá của từng lễ hội mà tự sướng..âu cũng là một cái sướng dai..!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]