Oánh K8MB:
Phần 1: Chuyện thêm về Thày Luyện:
Đọc bài của “MA ThọK8” kể chuyện Thày Luyện khi chấm bản vẽ hộp số cho trò cưòi rằng: Hộp này dẫu
lắm răng nhiều trục vẫn chỉ có một cấp tốc độ! Căn do là cả “Ma” cùng các “ong chưa kịp là thợ” ở k8 khi tô vẽ giúp - mắt mủi còn liếc ngang trông chéo
nên bỏ sót “thằng bé” tuy nhỏ nhưng rất
quan trọng trong bộ truyền - ấy là cái then! “Ma” lấp liếm rằng nó ở mặt sau...(Sau thì cũng phải có nét đứt chứ lị!?)
. Thế mà thày chỉ tủm tỉm cười (hẳn là thương con nhỏ khốn khổ trót lạc vào cái
lò thiêu sinh mà đại đa số là bọn con trai lao vào này, vả lại nó cũng biết láu
lỉnh chữa háy bằng miệng tạm được đấy chứ) rồi cho qua!
Nghe chuyện tớ
tin ngay, tin cái láu của “Ma”; Tin vì nhận diện kiểu nói hài và lòng độ lượng
của Thày. Các bạn thử hình dung: lỗi dạng này mà rơi vào tay thày Thảo- Hình hoạ,
thầy Uẩn, Thày Nhân-máy cắt...xem ? Có mà cầm chắc 1 điểm kèm một vạch chéo dài
rách giấy rôky !
*
*
*
Tớ kể thêm
chuyện về Thầy Luyện nhé:
Vào khoảng đầu tháng 4 dương lịch năm 1977, thày
Luyện dẫn 1 nhóm hơn chục SV tương lai sẽ nhận làm đồ án tốt nghiệp Máy cắt đến
Nhà máy Qui chế Từ Sơn- Hà Bắc thực tập tốt nghiệp (Nhóm gồm Oánh, A.Trọng kều
k4-8 , Trác Cường, Đạo, Diến, hình như cả Văn, Tường nữa...- quên vợi rồi ai nhớ thì nhắc giùm để có dịp
rủ nhau về lại chốn cũ nhé!)
Thày trò tự lần
mò vào dân làng Phù Lưu (đối diện lối rẽ từ QL1 sang ga Từ Sơn) để tìm nhà trọ.
Chủ trọ của tốp có Oánh là cụ Hoàng Thuý Mậu (năm ấy 2 cụ đã trên
70 tuổi , cụ là bố đẻ nhà biên dich Tiếng Nga nổi tiếng Thuý Toàn) có nhà ở giữa
làng, cách nhà máy thực tập chừng 1km.
|
Sinh viên Đại Học KTCNTN (Cơ Điện cũ) trong mùa đồ án. |