V. Sinh K8MB
Cả làng xóm xôn xao bàn tán, ba thằng Lô –
Sa – Si đi đại học cả rồi. Thằng Si đi đại học cơ điện ở Thái Nguyên, thằng Lô
đi đại học kinh tế kế hoạch tại Hà Nội, còn thằng Sa vừa mới đi nó học đại học
xây dựng mãi Hương Canh, Vĩnh Phú.
Thằng Si nó đã đi bộ đội, sao nó lại đi đại
học được, phải viết giấy triệu nó về, nhưng nó có anh ruột là liệt sĩ Điên Biên
Phủ. Thằng Lô bố nó là bộ đội đang đi B
chiến đấu, nó chưa đến tuổi khám nghĩa vụ quân sự, giấy khai sinh đây: 16.01.1956, nó phải được đi đại học, không
thể giữ nó ở nhà được. Thằng Sa, bố nó
buôn bán không cho đi đại học, nhưng nó có anh ruột đang chiến đấu ở chiến trường
B, hình như anh nó đã hy sinh rồi.
Thời khắc chuyển mùa của đất trời |
Chúng nó giỏi thật, học giỏi nhất làng nhất xã
lại còn chơi thân với nhau. Bây giờ
chúng nó ở đâu, chúng nó cũng vất vả gian truân, được cái kiên trì phấn đấu.
Thằng Si bỏ cơ quan nhà nước, bây giờ nó ở Hải Phòng là giám đốc tư nhân. Thằng
Lô, nó thôi bí thư huyện ủy, nó lên trung ương làm cục trưởng của bộ nông thôn. Chỉ có thằng Sa gớm nhất, nó vẫn là giám đốc
sở tài nguyên, nó trụ mấy đời bí thư chủ tịch, cổng làng xã này nó xây đấy.
Không có chúng nó, làng quê mình sao mà đẹp được
như bây giờ, đường xóm toàn bê tông xi măng, cổng làng xã, đền chùa, trường
lớp học. Chúng ta già rồi chúng ta phải tự hào, ngày tết Giáp Ngọ chúng nó đi
bộ trên đường làng rất vui.
HP -01.02.2014
V.Sinh
Rất cảm ơn Sinh đã cho chúng ta nhớ lại cái thời của anh chị em chúng ta. Lúc đó không phải giỏi là vào được Đại học, mà còn phải có lí lịch tốt, chủ yếu là lí lịch. Sau này lại khác, ai cũng vào được Đại học, phải thi, phải đỗ, nghĩa là phải học giỏi. Còn bây giờ thì sao, thi là đỗ, không đỗ đại học thì cao đẳng, trung cấp rồi liên thông lên đại học. Đã học là phải thi và đã thi là phải đỗ, thi một lần, hai lần, ba lần càng lần to càng tiền to. Chúng ta tự hào vì cái năng động ấy, Việc gì phải đi theo họ, cứ đường ta ta đi càng mới thì chứng tỏ chúng ta càng tự chủ, không lệ thuộc. Và thế là chúng ta đang đi như con lật đật và thế là chất lượng giáo dục đã ròi xa mong muốn.
Trả lờiXóaNhưng dù sao, chúng ta cũng phải tự hào, thế hệ của chúng ta, vừa học, vừa đánh giặc, không biết có giỏi thật không, nhưng đạọ đức thì chắc chắn tốt hơn nhiều so với các thế hệ sau này.
Cái luật nhân-quả, cái đạo " Ẩm tư nguyên" (uống nước nhớ nguồn) thì mãi mãi thế hệ trước phải dạy thế hệ sau và chắc chắn ở đất nước nào người ta cũng mong muốn và làm như vậy. Riêng ở ta bây giờ ngoài cái việc dạy như trên thì quanh việc dạy còn nhiều lấn cấn lắm. Tỷ như cứ dạy chúng nó cách nghĩ và làm như chúng mình đã và đang làm tớ thấy chỉ được ít thôi- những người đã làm được, nghĩ được và tồn tại được như các bạn không phải là đa số trong XH. Chiến tranh- chính chiến tranh hắn là tội ác nhưng nó buộc chúng mình dù muốn hay không cũng đã học, cũng đã trải để có được những gì chắt ra mà tâm sự hôm nay chứ bọn con cháu mình thì chẳng có cái "lò tôi thép" đó đâu... Trong cái rủi to của dân tộc nếu chịu khó mà nhặt mà góp, mà luyện thì cũng ra khối" vàng" đấy nhỉ? Bây giờ cũng nên khuyến khích cho chúng đọc, nghe, nhìn rộng ra các nền văn hoá khác để chúng biết cach sống, cách làm cách ăn cho hay. Nếu chỉ học theo sách người ta đang dạy thì chẳng được mấy vì viết gượng gò quá lắm.Mình biết được gì hay ngoài đời thì bảo cho con em nó biết rồi nó tiếp thu được chút nào hay chút ấy chứ bắt chúng theo mình cả chẳng được đâu!
Trả lờiXóaSinh ơi: "Ba thằng Lô – Sa – Si đi đại học cả rồi" thât đáng mặt anh hùng, gương tốt cần ca ngợi, chẳng bù cho hai anh em thằng Dũng+Trương phá hang ngàn tỷ đồng của dân, hai trường phái,hai lối song trên cùng một mảnh đất
Trả lờiXóa