( Oánh lại bị lan man sang bạn Cơ Đien rồi. Mình trở lại với năm 79 nhé,....)
Bấy giờ BCH Đoàn trường đã họp với các Liên chi Đoàn Khoa Cơ, Khoa Điện phân công chuẩn bị người, băng ron và thông báo kế hoạch tập dượt đội ngũ. Chắc răng co mấy chục huyện, tỉnh cũng còn đang chuẩn bị di họp, mấy chục Cơ sở Đoàn lớn ở TP Thái Nguyên cũng đang tích cực chuẩn bị như chúng tôi cho một hội nghị chưa từng có bao giờ này thì ...đùng một cái chiến sự đã nổ ra ngày 17-2-1979.
Thành Thăng Long còn đó, khí phách An Nam còn đó, đừng mộng mị. |
Thật là bất ngờ, và tôi viết đoạn trên dể chứng tỏ: Hà Nội cũng bị bất ngờ 99,9 phần trăm!
Thế là chẳng bao giờ có buỏi mít tinh hụt kia nữa!
Ngay sau đó mỗi một trường Đ.học được biên chế thành một Trung đoàn tự vệ lên các tỉnh vùng biên, Trung du đào hầm hào lập phòng tuyến chống Tầu, Hiệu trưởng - bí thư đảng uỷ làm Trung đoàn trưởng, kiêm chính uỷ...Trường mình lên đào hào ở Bình Gia rồi Khánh Khê Lạng Sơn do Thầy Dương đình Giáp- Hiệu trưởng bấy giờ làm Chính uỷ, anh Đỗ Phương- Bí thư Đoan trường làm trung đoàn phó ...Các trường tạm nghỉ học phải đến hơn một tháng đi XD phòng tuyến . Bộ phận ở nhà thì lập thành đơn vị trực chiến, tối nào cũng có một tiểu đội sinh viên lên Văn phòng trực chiến của Trường ở tầng trệt nhà D1( ngay dưới Vp Doàn Trường - cạnh ao cá Bác Hồ của Khoa Điện) - mình khi đó thuộc khối ở nhà phụ trach món này thỉnh thoảng cùng lãnh đạo hậu phương chở hàng tắc tế lên cho hàng ngàn giáo viên và Sv trên tuyến, còn thì đêm nào cũng trực ở phòng trưc chiến của Trường phát súng cho anh em Sv đi tuần. Giai đoạn này ta cảnh giác với cả hình thức đổ bộ đuờng không của địch vào sâu hậu tuyến dứoi này nữa mà. Sau ngày17-2 trên Qlộ 3 xe quân sự cứ chạy rầm rập suốt ngày đêm.. Ngoài ga Lưu xá tầu hoả cũng chở xe tăng , bộ đội hối hả ngược lên biên giới. Có những chiếc tăng còn cả bùn đất đỏ quạch- đoán chừng lôi ở chiến trường Tây -nam hay trên bãi tập bỏ lên tầu chở lên biên giới cho kịp chiến!
Chuyện ở Trường Cơ Điện ngày này cách đây 35 năm (năm 79 ) như trên những người k8 hay cận khoá 8 ở lại trường thuở đó làm cán bộ, giáo viên như A Lợi, Tròn, Điềm, Cúc, Oánh,Quang, Đạo, Thái...Nghị, Hoạch, Dũng khòng.. hoặc đang là SV chắc đều còn nhớ rõ cả- âu cũng là những ký ức khó quên về những ngày tháng thày trò cùng nhau trên phòng tuyến chống quân bành trướng, ở Trường !
Và đương nhiên, hang ngàn năm rồi đó lại thêm một bài học lịch sử "sống vói Trung quốc" chẳng bao giờ được quên !
Đừng " . .Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn . ." . Chuyện Quốc gia láng giềng , chuyện nhà mình . Tôi có gia đình người thân nhà ở phố cổ Hà Nội . Ông bà sinh được hai người con , khi mất đi ông bà không phân chia rõ ràng . Bàn thờ ông bà vẫn còn nguyên , hai con ông đánh nhau tí chết , các cháu của ông bà cũng đánh nhau tí chết , chỉ vì tấc đất tấc vàng ! Thôi thì bán anh em xa MUA LÁNG RIỀNG GẦN .
Trả lờiXóaHàng xóm mà nhận được nụ cừoi của nhau là quí lắm !
Trả lờiXóaXin cóp đăng lại bài thơ diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xót sa của Oánh khi nhìn cảnh Thác bị chia, cột mốc bị dịch, đất cho mượn bị cướp không trả lại ở cửa khẩu Hùng Quốc, Cổng trời thiêng bị Tàu phá phách năm ...79 nhé:
Trả lờiXóaCao Bằng:
Qua đèo Cao Bắc đến Cao Bằng
Hang Pắc Bó-
ánh mặt trời xuyên núi
“ Hồng Nhật Cao Minh” (1)
linh thiêng nguồn cội
Khuổi Nậm thuỷ chung-
lòng dân với Bác Hồ.
Bản Giốc gió reo,
thác đổ trắng tung hoài,
Cửa Hùng Quốc (2)- xứ người chèn lấn...
Chiều biên giới bâng khuâng
Cổng Trời thiêng -
nắm tay nhau đứng lặng...
Ơi, biên cương!
Ơi, non- nước Cao Bằng !
Cao Bằng, mồng 7-4-2013
Ghi chú:
1- Nội dung bức hoành phi trong đền thờ Bác Hồ ở Pắc Bó mới khánh thành 2012
2- Thác Bản Giốc và cửa khẩu Hùng Quốc- những nơi điển hình phức tạp, căng thẳng khi đấu tranh cắm mốc giới Việt-Trung mấy năm đầu TK21