Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

TÌNH XUÂN

Oánh k8mb:
"Cánh Én Nghiêng Chao Mưng Tết Đến
  Hoa  Đào  Khoe   Sắc   Ngỏ Tình Xuân"

6 nhận xét:

  1. Chưa rõ là Oánh làm thơ hay câu đối đây.Vậy nên dựa ý đó Tôi có câu đối :

    Cánh Én nghiêng chao mừng Tết đến

    Cành Đào dựng thế đón Xuân sang

    còn nếu thơ cho đủ 4 câu :

    Cánh Én nghiêng chao mừng Tết đến
    Đào khoe sắc thắm ngỏ tình Xuân
    Dáng mai thấp thoáng bên hồ biếc
    Bóng tùng sừng sững giữa trời xanh

    Mới nghĩ tạm như vậy đề nghị mọi người cùng họa cho vui

    Trả lờiXóa
  2. nhân đọc báo có bài hay, gửi các bạn đọc cùng thưởng thức.
    Thời nào yêu lãng mạn hơn?!
    Khi nói về chuyện tình yêu, từ cổ chí kim đã có nhiều mối tình lãng mạn đi vào sử sách, văn thơ. Nhưng nếu so sánh thì hẳn thế hệ ngày nay sẽ nói, chắc chắn bây giờ yêu lãng mạn hơn thời các cụ cách đây cả hàng trăm, hàng ngàn năm.
    Đặc biệt là trong thời kỳ phong kiến hưng thịnh. Vào thời ấy, quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đang được đề cao một cách tuyệt đối. Vậy nên, trai gái yêu nhau lãng mạn là chuyện cực kỳ hãn hữu.
    Tuy nhiên, nếu lấy văn thơ làm bằng chứng để so sánh thì chưa chắc bây giờ thanh niên yêu đã lãng mạn hơn các cụ ngày xửa ngày xưa.
    Nhân ngày xuân, xin chép tặng các bạn trẻ những bài thơ tình từ thời nhà Đường và xin bạn đọc hãy suy ngẫm để lý giải cho câu hỏi: Thời nào yêu lãng mạn hơn?
    Nam nữ bây giờ yêu nhau mạnh bạo do được giải phóng về quan niệm yêu đương. Nhưng từ thời thịnh Đường, vào khoảng những năm 700, Đỗ Thu Nương đã viết bài thơ “Kim lũ y”:
    “Chàng ơi, chàng đừng tiếc cái áo thêu kim tuyến của em.
    Chàng hãy tiếc cái tuổi đương thì của em
    Em là cành hoa, chàng bẻ được thì bẻ đi
    Đừng chờ cây hết hoa, bẻ cành không thì bẻ làm gì?”
    Các cô thiếu nữ bây giờ có ai dám làm thơ nói với bạn trai như vậy không?
    Nhà thơ Quyền Đức Dư thì có bài thơ “Quần đới giải” tuyệt hay về ý nghĩa của son phấn:
    “Tối qua em ngủ, em cởi bỏ dải quần
    Sáng thấy niềm vui như loài hỷ phơi phới bay ra
    Em cứ giữ mãi mùi son phấn đã dùng
    Thì thế nào chàng cũng quay trở lại với em”
    Các bạn nữ đọc bài thơ này rồi hãy chọn cho mình một loại nước hoa, son phấn có thể giữ được lòng trai.
    Kim Xương Tự lại có bài thơ nói về nỗi “bực mình” về tiếng hót của con chim oanh:
    Lý Bạch, một người được coi là tiên tửu đã có những bài thơ tuyệt hay về rượu và uống rượu. Nhưng ông cũng có một bài thơ tuyệt hay về tình yêu:
    “Lúc chàng đang muốn về quê
    Thì cũng là lúc ruột thiếp đang đứt ra từng khúc vì nhớ chàng
    Gió xuân kia, ta với mi có quen biết gì đâu
    Tại sao lại thổi tung màn của ta để chui vào?”
    Một người con gái nhớ chồng đến mức khó chịu với cả làn gió xuân khi làn gió “tự tiện” vào màn với mình hì quả thật là chưa từng thấy.
    Rồi lại có một người mong muốn nước mắt của mình biến thành mưa để cho người chồng mình không đi chinh chiến nữa. Đó là Trương Mỹ Dung:
    “Nhất áp xuân giao vạn lý tình
    Dặm trường phương thảo dặm trường oanh
    Nguyện tương song lệ đề vi vũ
    Minh nhật lưu quân bất xuất thành”
    Tạm dịch:
    “Một chén rượu tiễn chàng đi vạn dặm
    Dặm trường não nùng cỏ biếc, não nùng lời chim oanh
    Thiếp mong giọt lệ thành mưa nhỏ
    Để nói bước chân chàng không đi xa”
    Có một bài thơ tuyệt hay của một tác giả vô danh mà sau này không biết nhạc sĩ Xuân Hồng có lấy ý để đưa vào bài hát “Chiếc khăn tay” hay không? Chuyện là vào thời nhà Đường, giặc Hung Nô xâm lấn bờ cõi, nhà vua phải cử các đội quân đồn trú ở biên cương. Để giúp đội quân này có thêm áo ấm, vua vận động mọi người khâu áo gửi cho lính ngoài biên ải. Tất nhiên, các cung nữ trong thành cũng phải tham gia. Có một người lính khi nhận được chiếc áo bông, thấy phía sau áo dày lên một cách đáng ngờ liền tháo chỉ và phát hiện ra trong đó có một tấm vải, trên đó có chép bài thơ:
    Đọc những bài thơ trên, các bạn thử xem mình đã lãng mạn bằng người xưa khi yêu chưa?

    Trả lờiXóa
  3. Hòa ơi, Tình yêu là thứ mà thời nào cũng được thơ ca phản ánh, ngợi ca. Tất cả lời dăn dạy của lễ giáo, của khế ước dân gian hay của các quy ước xã hội chỉ là cái vẻ bề ngoài mà nhiều người cứ tưởng con người thời thế phải theo. Bản năng, nhân bản, nhân văn và cả cái sự sống hàng ngày, nếu không để làm nền cho tình yêu hỏi còn ý nghĩa gì nữa. Thơ ca đôi khi lại là ngôn ngữ để cho người ta nói lên những ước nguyện bên trong mà bình thường không nói ra được.
    Một lần mình đọc được trong nhật ký của một cô gái mấy vần thơ như thế này

    Em chỉ trách anh khéo dỗ em
    Bỏ nhà đi ngủ chỗ chưa quen
    Thày mẹ dày la, em chẳng sợ
    Em chỉ trách anh khéo dỗ em.

    Thế đấy, thời nào cũng vậy Hòa nhỉ.

    Trả lờiXóa
  4. Hoà đam mê với "cổ tình thơ" đấy! thật tuyệt ! Mình có thể yêu nhiều hơn các cụ, còn diễn bằng lời thì kém xa...Với lại, con cháu nó không dại gì chơi cái kiểu "áo bông ai ướt, khăn đầu ai khô" như cụ Tế Xương năm nào đâu- có mà ốm chết !

    Trả lờiXóa
  5. Bài mà Ngọc mang đến là món quà Xuân thật đúng lúc, đúng chỗ cho Blogk8..Xin cám ơn sự đồng cảm của người anh em với bạn bè qua sỹ tưởng đọc được ở bài viết. Ấy là hãy trân trọng những niềm vui trong cuộc sống- dù niềm vui đó rất nhỏ nhoi...,ấy là hãy nâng niu quí trọng tình người, quí trọng con người- nhất là những người mình đã gặp và đừng đánh mất cơ hội mang lại niềm vui cho nhau. Chẳng có người từng nói đó sao: "Nhất thất túc thành thiên cổ hận!" (Một lần bỏ lỡ cơ hội...an hận suốt đời)- Thật là nhứng ý Ngọc, lời vàng phải không các bạn ?

    Trả lờiXóa
  6. Oánh xin lỗi! lời còm trên đây là mình viết cho bài: Những cuộc đời đi qua..của Trần Lê Ngoc k23m- mong các bạn lưowngj thứ!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]