Phần2: Chuyện về một vùng Quan Họ:
Thế
là đèn xanh đã bật.
Bọn
tớ đi xem Hội ở Làng Gióng, Hội Vật ở Làng Đồng Kỵ; Vào thăm đình chùa ở Đình Bảng
(to ơi là to); Tường tỏ về thú luyện chim đi thi (chim 2 cánh đấy nhé) rồi chấm
thi chim thế nào, nghe cả chuyện nhử dụ chim của kẻ khác (ly kỳ lắm), tục khao xóm
khao bạn khi chim được giải- và đương nhiên có nhiều kẻ hằn học đạp xe mang lồng
không về nhà chờ chim hồi lồng là vặt lông ngay. Chúng tớ lên cả Chùa Lim xem dựng cảnh chuẩn bị quay
phim hội thi pháo ở làng Đồng Kỵ xưa kia. Nghe kể xưa mỗi dòng họ làng này cứ mỗi
năm chọn ra một người chủ trì thuê thợ về làm pháo và rất bí mật về kích cỡ. Hội
đến có nhà phải dỡ tường xây ra mới đưa đựợc
pháo đi dự thi. Vào hội có thằng bé châm ngòi xong chạy chậm quá pháo nổ hất ngã
tung ra bị ngất, khi tỉnh dậy câu đầu tiên nó hỏi: “Pháo họ mình có nhất hội không?”
Bọn mình xem cả quần thể bãi tập, bể bơi có cầu nhẩy của trường Đai học TDTT -TƯ gần
đó mà mê tít và ước ao: giá mà Trường mình cũng có bãi tập đẹp như vậy thì sướng
lắm nhỉ! Đến hội nào cũng được nghe các liền anh liền chi hát quan họ lời cổ ...thât
tuyệt. Hàng xóm nhà mình trọ có 2 chị em gái hơn nhau 2 tuổi tên là Dung (Lớp
10, Oanh lớp 8) cứ chiều chiều hai chị em vừa kết mành trúc vừa hát đối những làn
quan họ. Cô chị xinh hơn nhưng cô em có năng khiếu hát quan họ rất rền nẩy.. Nằm
ở nhà trọ bên này nghe mãi mà không
chán!
Người
khác thì không rõ nhưng sau này tớ thích món văn hoá Quan họ có lẽ phần nhiều là
do 3 tháng ăn ngủ thăm du tắm vào không khí các lễ hội truyền thống giữa vùng
quan họ này.
Liền chị trong hội Lim - Quan họ 2014 |
Từ Sơn nằm cách
Bến Nứa-Hà Nội 18 km. Đây là đất học, đất làng nghề và buôn bán đủ loại giỏi lắm. Bên Đình Bảng làm
được cả thuốc lá Mo cơ mà. Dân Phù Lưu học cao, buôn tài và giầu hết xẩy. Thời
xưa đàn bà quen gửi con rồi đi buôn nuôi chồng ăn học thành tài (Ngang lưng chỉ dắt một đồng, Em vẫn nuôi chồng ăn học rỉnh
rang!).Bởi vậy ngưòi ta bảo Phù Lưu là"làng có nhiều mẹ nuôi nhất nước" chẳng sai. Có gia đình
được chọn quay cảnh nhà địa chủ Kinh trong phim “Đến hẹn lại lên” vào những năm ấy - người
ta bảo cứ cảnh thật quay đấy- chẳng phải thêm thắt gì vào đồ đạc nội thất
cả. Thời ấy mà vùng này ăng ten TV đã rậm trời, mỗi xóm có một đội văn nghệ (không
chỉ hát Q.Họ đâu, hát tuồng rất mạnh nữa cơ). Đội được trang bị đầy đủ dàn loa-
đèn- trang phục cổ hoành tráng. Tháng 3, tháng 4 âm lịch hội hè tưng bừng !
Hỏi mấy em lớp 10 hiện làng Phù Lưu có bao nhiêu Tiến sĩ, phó Tiến sĩ
không? Chúng lẩm nhẩm một lúc rồi bảo khoảng 14-15 gì đó- mà chúng em chẳng biết
hết được đâu. Cứ chiều thứ 7, chủ nhật là
đầu làng đã thấp thoáng mấy cái Von
Ga, Môtkôvich của các sếp ngoài Hà
Nội đưa con cháu về thăm quê, chiều chủ nhật lại đón đi...
Ở cái vùng này họ trọng cái dân trí lắm. Cổng làng Phù Lưu vẫn còn đôi câu đối cổ răn quan dân địa phương là:
“Dĩ dân tâm vi
bản - Đạt tri thức do văn”
(Nghĩa: Phải lấy tâm
dân làm gốc- Có được tri thức là do học
văn hoá)
Mình nge nói Phù Lưu hiện giờ cứ 7 giờ tối loa làng vẫn còn đọc
thông báo của Hội khuyến học: “Đã đến giờ học tối. Các gia đình hãy nhắc con cháu
vào học bài ...!”.
Viết đến đây mình chợt nhớ lại hồi ở trọ nhà cụ
Mậu thấy trong nhà cụ có 1 tủ sách to lắm, thỉnh thoảng tròi nắng 2 cụ lại đem
sách ra hong. Sách cổ có, sách, hoạ báo các con cụ mang ở Đại học Tổng hợp, ở Quân
đội, ở Nga.... về cũng nhiều. Sáng nào sau khi ra chợ đầu làng bán mớ hoa thiên
lý hái từ chiều hôm trước xong về ăn quà
sáng mua sẵn ở chợ rồi mỗi người một võng đeo kính lão đọc sách báo đều đặn như
ta đi làm việc theo giờ hành chính vậy. Trưa ăn cơm xong cụ ông ra giếng khơi kéo
mấy gàu nước lên sưởi qua nắng chiều cho bớt lạnh để tối sau khi dùng
bình tong tưới bụi cây dạ hương và hàng hoa đồng tiền cạnh ngõ đi vào thì dùng
làm nước tắm...Được biết cả 2 cụ đều con
nhà dòng dõi có nếp sống nho nhã phú quí
tự xưa.
Văn hoá sống của
người Phù Lưu như vậy là có cội nguồn mà dân bản xứ vẫn giữ và phát
huy được - thật là quí hoá !......................
*
Không ngờ rằng
3 tháng thực tập Tốt nghiệp ở Từ Sơn, ngoài phần học được trong nhà máy lại học
được nhiều về phong cách sống, kỹ năng lao động thương mại làm giàu, nếp học và
thú ăn chơi rất văn hoá của người Quan Họ !
Sau 37 năm, nhân
trò chuyện với bạn bè, nhớ Thầy Luyện- lại nhớ về một vùng Kinh Bắc!
Thành Nam, 22-2-2014
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaAi xóa nhận xét của Thuận Hòa rồi ? Sịnh viên nữ hên nhất của K8 !
Trả lờiXóaTMOánh đi thực tập sướng nhất K8 vừa được xem thi chim , lại được xem thi pháo , rồi nghe hát quan họ nữa , nên khi thực tập về mặt hắn nổi đầy mụn trứng cá !
Trả lờiXóaVùng quan họ không bị mất đi truyền thống. Mình nhớ cách đây đã lâu đọc một bài báo mà câu đầu tiên là: Về di tích lịch sử Nghệ Tĩnh gần như đã hoàn thành...Nội dung bài nói tới làng quê bị đốn hết cây cổ thụ trông như làng mới khai hoang. Mộ dòng họ bị gom vào một dãy thông hào. Những đình miếu thờ- mà ở nước mình phần lớn thờ người có công với đất nước, thờ thành hoàng - cũng bị phá.
Trả lờiXóaCác chiếu chèo đầu làng, các hội thi hát đối và các sinh hoạt khác bị coi là mất thời gian, tất cả để sản xuất. Hoạt động văn hóa tinh thần lâu đời bị triệt để mấy chục năm sau đổ tiền đổ của đã không thể hồi phục được.
"Nhận xét này đã bị tác giả xoá" là câu có sẵn chắc là mõ quang xử lý theo đề nhị của Hoà thôi, mình cũng băn khoăn vì cũng có thể hiểu nhầm là tác giả bài viết chính xoá- mà tớ thì sao mà xoá được!
Trả lờiXóaTrường hợp nhận xét của Hòa bị xóa Quang không hề can thiệp. Quang cũng hơi ngạc nhiên là sao "tác giả" lại xóa đi và xóa bằng cách nào. Có lẽ mình lại phải thay đổi mật khẩu vậy.
Xóa