Tích Lương, bản sonat đẹp nhất, thơ mộng nhất đời sinh viên chúng ta.
Ai đã sống ở Tích Mễ-Tích
Lương, đã xa Tích Mễ, chưa trở lại Tích Lương. Tích Lương đẹp, lưu luyến. Tích Lương có những dải đồi bát úp nối
tiếp nhau, xen cùng thung lũng rau xanh, lúa chín vàng, hàng rừng cây bát ngát. Đâu
đó tiếng còi tầu chợt kéo lên réo rắt, nối tiếp những cột ống khói khổng lồ cùng các dòng
thép rực lửa hồng. Phía xa là vùng chè Tân Cương nổi tiếng, vị hương thơm truyền khắp
năm châu.
Đã hơn 40 năm từ ngày vào trường, 35 năm ra trường, bươn trải cuộc đời. Giờ đây nhớ Tích Lương, muốn trở về với Tích Mễ . . Ngày xưa, 5 năm học
đại học, học, ngủ, chơi, vui, suy
nghĩ, viết thư, xem phim, xem bóng đá ... Cái đói, cái rét, ốm, ghẻ, hắc lào. Rồi về quê, chốn tầu, nhảy tầu, về thủ đô chơi. Đi bộ, đi bơi, tập quân sự, vào rừng chặt tre nứa, rồi ôn thi nối tiếp ôn thi, thực tập, làm đồ án, bảo vệ tốt nghiệp, ra trường nhận công tác . .
Bản sonat Tích Lương của ngày hôm nay |
40 năm đã qua, Tích Lương như bản sonat hè nối đông, đông nối hè. Ngôi nhà tre nứa trên sườn đồi , lớp học đơn sơ thoáng mát bên rừng
bạch đàn , cành lá đu đưa chiều gió thổi , khóm sim tím quyến rũ , đàn chim bay lượn , bầu
trời trong sáng , những vì sao lấp lánh. Ngày chủ nhật rảo bước trên những lối
mòn rợp bóng cây qua lớp K8a , tới lớp K8i ... Tiết học tiếng Nga của cô Phi , môn toán của thầy
Ngâm, môn hình họa … , Triết họ , Lịch
sử Đảng, Kinh tế, sức bền cô Phước, Cơ lý thuyết thầy Minh, Nguyên lý máy thầy Lầm, Địên Cơ Sở,…. , Kim loại học….. ,Chi tiết máy thầy Tường, Dao cắt …. , Công nghệ kim loại . . . . Máy cắt thầy Đồng, thầy nói thầy chui gầm trạn . . Đồ án tốt nghiệp : Mũi khoan xoắn thầy Bình.
Khám phá Tích Lương. xã miền trung du bên quốc lộ 3, trải dài hơn 10 cây số quốc lộ, bề ngang cũng
rộng cả chục cây số từ ga Lưu xá tới Tân Cương. Như chú ngựa mới lớn, khám phá
miền sơn cước trùng điệp. Tích Lương đã hằn sâu trong cuộc đời mỗi SV Xa nhà
,xa quê , nhớ quê. Học ĐH, với cái đói và rét . Đói và rét không
kém phần sôi động . Xóm làng T.ba nhất ,
trường luyện kim mờ xa , đồi sim , rừng cây bao phủ che kín cả ánh nắng mặt trời , xa xa khu nuôi
cá, chăn bò của trường . .
Bây giờ ĐHCNTN rộng lớn, các khu 3 tầng, 4 tầng 5 tầng. . . đua nhau mọc lên cao vút bên quốc
lộ 3, nuốt chửng cả khu Tbanhat cùng cái chợ cóc nhỏ bé bao phủ quán xá,Thủy mù, phở Hát . . .
Các khu nhà 3 tầng năm xưa không
có nước máy, không có W.C , chỉ có khu giếng nước to, rộng, buổi chiều nóng bức lũ SV tắm như biểu diễn điệu múa Samba, buổi tối thi nhau đi thả truyền
đơn trên ngọn đồi cao, thưởng thức luồng gió mát đêm hè.
Hương vị trà Tân Cương thơm khắp 5 châu |
Như bản sonat êm dịu, lúc trầm, lúc bổng. Sau khi nghỉ tết, tất cả lại lên trường, chao ơi những
ngày tết ngắn ngủi qua nhanh, vào học còn
hơi thở của bánh chưng, bánh tép, giò
chả, thịt gà. Cả lũ khao nhau ăn, rồi hết sạch, hết nhanh cả tiền chõm được
của bố mẹ cho, lại chia nhau điếu thuốc, hớp chè, củ sắn. Ngày ôn thi lại đến
, chịu đói ôn thi từng ngày, thi xong nhanh lên, lao ra tầu về quê, lại có
tiền rồi, có phở Hát đêm để trẻ lại con tim, cho cái bụng cười vang hãm đói
nhiều ngày.
Cây chè, cây lúa sống chung với người, con người sống nhờ vào cây chè, cây lúa, đấy là đất chè Tân Cương |
Thành phố Thái Nguyên, có bảo tàng nổi tiếng, hiệu sách nhân dân hấp dẫn, thành phố thật
thanh bình , đẹp ngỡ ngàng . Nhà máy cán thép Gia Sàng hiện đại, đồ sộ,nguy
nga . . Khu Vó Ngựa, bách hóa cây số 11,
xa xa nhà T.H , ngôi nhà 4 gian nằm
trên sườn đồi xinh đẹp .
Tích Lương đẹp mơ màng. Tích Lương tôi luyện con người, luyện tôi kiến thức, thử thách tình bạn, cho sự kiêu hãnh. Tích
Lương đã tích tụ, tích lũy lương đức, lương
tri để cùng nhau bước vào đời, cùng nhau trưởng thành, cho ngày nay một đại
gia đình ĐHCĐ rộng lớn .
HP - 09.01.2014 .
Xin thông báo với các bạn trong những ngày này, Blog K8 đang rất sôi động, liên tiếp cac bài đăng mới được đưa lên mặt trang, liên tục có những bài đăng phải chờ, các bạn ngoài khóa đã có bài để gửi nhưng thấy đông người xếp hàng nên khiêm tốn chờ sau. số bài nhận xét cũng tăng đáng kể. Đặc biết số lượt người xem luôn trên dưới 300 lượt ngày. Hôm qua, 9/1 lại có một kỷ lục mới 452 lượt
Trả lờiXóa[img]https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1498060_199537120235674_1782170679_o.jpg[/img]
Nói vụng bà con cưu mang mình quanh trường nhé!
Trả lờiXóa- Năm 1972 khi nhận giấy gọi vào Trường ghi đúng tên trường mình thi là ĐH Cơ Điện rồi, nhưng đọc đến địa chỉ : "thôn Tích mễ, xã Tích lương" lại còn "huyện Đồng hỷ..." nữa chứ ( hồi đó tên lót cho người và những từ sau của địa danh chưa viết hoa như bây giờ đâu) ..tớ lặng người đi; Mà cầm chắc rằng nhiều "con ngựa" lúc đó cũng buồn thiu như tớ vì tưởng ít ra thì đoạn tiếp cũng vớt vát là "Thành phố Thái nguyên, tỉnh Bắc -Thái cho còn oai một tý chứ! Đằng này..chán thật nhưng vẫn phải lên thôi- mấy ai cứ thi là vào dược ĐH đâu! Mấy thằng gốc rạ như mình mà còn ái ngại vậy thì không hiểu những chàng- ả thành phố còn choáng thế nào?!
Vậy mà không ngờ mảnh đất có cái tên không mấy đứa SV muốn khoe lên phong bì khi viết thư cho bạn khác "lò" ấy lại quyết định số phận và gắn bó với bao kỷ niệm một thời ...mà chẳng con dân Cơ Điện nào quên được dẫu đã hơn bốn chục năm!
Bác TMO ơi! chúng cháu có giấy nhập học vẫn ghi như vậy, khác tí là không có Tích mễ, mà đâu có được gọi là ĐHCĐ.
Trả lờiXóaÙi trời hồi đấy nhận giấy báo em cũng bị ngỡ ngàng vì đâu có biết trường ở TN, cứ tương Phân hiệu BK thì ở quanh đâu đó gần HN, lại còn vào trường thi ĐHCĐ, điểm cao ngút ngàn, ra trường thì tên ĐH kỹ thuật Công nghiệp Việt Bắc mới đau chứ, họ tưởng học dốt nên mới thi vào trường dân tộc nội trú, mà ĐHCĐ khoá 10 lấy 19,5 điểm chức có ít đâu, tốp đầu đấy !!!!
Trả lờiXóaCon gái thời đó thi Khối A đủ điểm vào là "ác" lắm rồi, lại còn học ko rớt năm nào như Sơn bên I, như Định ...bên M là giỏi lắm! Khóa 8 bọn anh điểm chuẩn vào có 13 hay 13,5 thôi- Bách khoa năm đó 14, Dược 15 (15,5 đã đủ điểm đi nước ngoài nếu lý lịch được chọn). Lớp anh có hàng tá người trên 15,5 diểm vậy mà cuối năm 77 ra trường chỉ còn 18 người, bên K8ma chắc hơn được mấy người gốc K8-72; Bên Điện thì Khóa nào cũng rụng thôi. Chiến trường Cơ Điện khóa 72- 77 ác liệt đến nỗi riêng 2 lớp khoa Cơ năm 74-75 rụng hơn sung-chỉ cần thêm vào mấy bác k5...đi bộ đội về đã hiên ngang tòi ra lớp K9c đó! Anh Ngạn lớp anh thông minh lắm đấy chứ- vừa làm cán sự một số môn ở K8mb năm thứ2, thứ 3- sểnh chân một chút là oạch liền ! Chiến trường có "cối xay thịt" năm 72 ở Thành Cổ. Những năm đó có cối xay gì ở T3 nhất nhỉ !? Vậy nên...;Bảo sao mà mấy ông đi bộ đội chẳng nhớ hầm, nhớ bom, nhớ đồng đội...!
Trả lờiXóa