CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA ( P2 )
Nguyễn Hữu Luân
Ngoài các địa danh phố -
phường, từ khi hình thành Hàng bột đã gắn với các điểm lịch
sử, từ quá khứ đến hiện tại. Đầu phố là Vườn Giám trong quần thể Văn miếu-Quốc tử Giám, cuối phố
là cửa Ô của Kinh thành - Ô Chợ Dừa dẫn ra Đàn
Xã Tắc – ngay đầu Ô. Giữa phố là Chùa Huy Văn và
Nhà thờ Hàng Bột.
Vườn Giám chạy dọc từ đầu phố đến
ngã tư Quốc tử Giám – Cát linh thuộc Văn Miếu – Quốc tử giám. Văn Miếu
được xây dựng năm 1070 thời vua Lý
Thánh Tông, trường Quốc Tử Giám do Lý Nhân Tông lập 1076. Vườn Giám cũng ra
đời từ đó là nơi nghỉ ngơi, tổ chức các hoạt động- sinh hoạt sau giờ học của
các học trò Quốc Tử Giám.
Chùa Huy Văn lập thời vua Lê Thái
Tông (1434-1442), nơi lánh nạn của bà Ngô Thị Ngọc Dao và nơi sinh vua Lê Thánh
Tông ( Nhâm Tuất 1442
) .
Đàn Xã Tắc – lập thời vua Lý thái Tông 1048 – một di tích quan trọng bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa - ngay đầu Ô Chợ Dừa ). Vua cho xây dựng đàn Xã Tắc để làm lễ tế thần Đất- thần Lúa ( thần Nông) hàng năm. Có thể hình dung thấy ngay từ thời Lý đã có một trục đường từ kinh thành Thăng long qua Quốc tử Giám đến Ô chợ Dừa ra Đàn Xã Tắc. Lúc xưa ấy tuy Con đường chưa mang tên Hàng bột nhưng nó chính là nền móng của Hàng bột vào những thế kỷ sau này.
Nhìn cái bản đồ vẽ Thăng Long xưa rồi đối chiếu với Hà nội cuối thế kỷ 18 và với Hà nội gần đây . Còn đó Hoàng thành với khung chấm màu vàng, Văn Miếu –Quốc Tử Giám màu xanh, rồi cái CỬA “ Ô chợ Dừa “ – nối với các địa danh ấy là con đường đất Hàng bột mà các vị Vua Quan đi vi hành - biết bao những dân Kẻ Chợ đã Mưu sinh trên con đường ấy, qua nhiều thế kỷ cho đến hôm nay _
Đàn Xã Tắc – lập thời vua Lý thái Tông 1048 – một di tích quan trọng bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa - ngay đầu Ô Chợ Dừa ). Vua cho xây dựng đàn Xã Tắc để làm lễ tế thần Đất- thần Lúa ( thần Nông) hàng năm. Có thể hình dung thấy ngay từ thời Lý đã có một trục đường từ kinh thành Thăng long qua Quốc tử Giám đến Ô chợ Dừa ra Đàn Xã Tắc. Lúc xưa ấy tuy Con đường chưa mang tên Hàng bột nhưng nó chính là nền móng của Hàng bột vào những thế kỷ sau này.
Nhìn cái bản đồ vẽ Thăng Long xưa rồi đối chiếu với Hà nội cuối thế kỷ 18 và với Hà nội gần đây . Còn đó Hoàng thành với khung chấm màu vàng, Văn Miếu –Quốc Tử Giám màu xanh, rồi cái CỬA “ Ô chợ Dừa “ – nối với các địa danh ấy là con đường đất Hàng bột mà các vị Vua Quan đi vi hành - biết bao những dân Kẻ Chợ đã Mưu sinh trên con đường ấy, qua nhiều thế kỷ cho đến hôm nay _
Phố
Hàng bột thân yêu của những “cựu binh Hàng bột “ Và những địa điểm lịch sử gắn
với phố được hiện lên trên bản đồ của Hàng bột ấy đây :
( http://farm7.staticflickr.com/6060/6282358836_ef8c0d1928_z.jpg)
Thời
Pháp đến năm 1945, theo địa giới phía Nam Hà Nội, phố Hàng Bột chỉ đến Đường 221, gần
sát nhà thờ Hàng Bột. Do đất đoạn dưới Hàng
Bột không thuộc quản lý của thành phố nên không được mở mang, vẫn chỉ là con
đường cái hàng tỉnh từ Hà Nội vào Hà Đông, cũng chưa phải một đường phố chính
thức. Đoạn nội thành thì bản đồ ghi là Rue Soeur Antoine – Phố Xơ
Angtoan- còn phần trên đất ngoại thành không có tên nhưng để tiện giao
dịch- thư từ người ta cứ viết là phố Xơ ĂngToan kéo dài ( Rue Soeur Antoine
prolongée ). Còn dân không phân biệt cứ gọi chung là phố Hàng Bột .Con
đường ngoại ô đi tỉnh Hà Đông này thường chỉ sầm uất người và xe cộ đi
lại vào những có phiên chợ Tơ đã ấn định trongtháng.
Một
kỷ niệm đi liền theo năm tháng của Hàng bột và Hà nội là đường xe điện
xưa. Tàu điện chạy qua Hàng Bột là tuyến Bờ Hồ - Hà đông, nó bắt đầu có
vào năm 1901 chạy đến ấp Thái Hà (Đối diện trường đại học công đoàn ), rồi mấy
năm sau mới kéo dài chạy xuống Hà đông.
Hà nội với đường tàu điện
thời Pháp
( Phố Hàng Bột xưa – con đường nhỏ với đường tàu điện Bờ hồ - Hà đông chạy giữa phố, xe kéo tay chở khách)
Mấy lính chúng tôi ở phố vào thời
cuối 5X đầu 6X. tôi nhớ lúc đi học vỡ lòng đầu 60 thì mấy thằng “ lính”
nhà đã ở các địa chỉ đó rồi.
Hàng Bột lúc ấy vắng vẻ, con đường nhựa nhỏ có đường tầu điện chạy qua . Đoạn từ đầu phố Nguyễn Thái Học đến Phan văn Trị đường tàu chạy giữa phố, còn từ nhà thờ Hàng bột xuống đến đầu Ô chợ dừa tàu chạy sát vỉa hè bên phía nhà thờ. Vỉa hè thời ấy hầu hết là đường đất, khá rộng - hai bên đường trồng cây. Đoạn “ bang “ tôi trồng cây Me xen có một vài cây bàng. Mùa hè me nở chùm hoa vàng rực, đám trẻ con bẻ hoa và quả để chơi “ đồ hàng “. Với cái vỉa hè rộng, lũ trẻ chúng tôi ngoài giờ học tha hồ chơi các trò của thời ấy : đánh bi, đánh xèng, đánh khăng …, buổi tối chơi trốn tìm trốn ù. Con gái nhảy dây, chơi ô ăn quan, chơi chuyền với nắm que tre và quả bóng … Bố mẹ đi làm rồi, sau một lát gọi nhau ra chơi- đến gần trưa thì ai lại về nhà nấy để nấu cơm, hay trông em. Cũng có hôm mải chơi quá giờ, có đứa bị gọi về, cả bọn cũng tự giải tán vì biết đã trưa rồi.
Đến giữa hè , sau khi chơi chán nhờ bóng mát của cây bàng thì rủ nhau ném, trọc những quả bàng chín để ăn. Gè hạt bàng lấy nhân, nhớ cái nhân bàng sao nó bùi mà thơm vậy ! Chơi chán bọn con trai rủ nhau nhảy tàu điện, ông soát vé đến gần thì hô nhau - " A lê hấp " cùng nhảy xuống, có thằng nhảy xoay người lại, rất điệu.
Hàng Bột lúc ấy vắng vẻ, con đường nhựa nhỏ có đường tầu điện chạy qua . Đoạn từ đầu phố Nguyễn Thái Học đến Phan văn Trị đường tàu chạy giữa phố, còn từ nhà thờ Hàng bột xuống đến đầu Ô chợ dừa tàu chạy sát vỉa hè bên phía nhà thờ. Vỉa hè thời ấy hầu hết là đường đất, khá rộng - hai bên đường trồng cây. Đoạn “ bang “ tôi trồng cây Me xen có một vài cây bàng. Mùa hè me nở chùm hoa vàng rực, đám trẻ con bẻ hoa và quả để chơi “ đồ hàng “. Với cái vỉa hè rộng, lũ trẻ chúng tôi ngoài giờ học tha hồ chơi các trò của thời ấy : đánh bi, đánh xèng, đánh khăng …, buổi tối chơi trốn tìm trốn ù. Con gái nhảy dây, chơi ô ăn quan, chơi chuyền với nắm que tre và quả bóng … Bố mẹ đi làm rồi, sau một lát gọi nhau ra chơi- đến gần trưa thì ai lại về nhà nấy để nấu cơm, hay trông em. Cũng có hôm mải chơi quá giờ, có đứa bị gọi về, cả bọn cũng tự giải tán vì biết đã trưa rồi.
Đến giữa hè , sau khi chơi chán nhờ bóng mát của cây bàng thì rủ nhau ném, trọc những quả bàng chín để ăn. Gè hạt bàng lấy nhân, nhớ cái nhân bàng sao nó bùi mà thơm vậy ! Chơi chán bọn con trai rủ nhau nhảy tàu điện, ông soát vé đến gần thì hô nhau - " A lê hấp " cùng nhảy xuống, có thằng nhảy xoay người lại, rất điệu.
Giờ Phố đã đô thị hóa, vỉa hè lát gạch phơi ra nắng lóa mắt, chả còn mấy cây, được cái khoe mặt
cửa hàng ra phố, dễ cho kẻ bán - người mua.
Phố Hàng bột giờ đã đổi tên là Tôn đức thắng. Phố được tân trang, nhà cửa đã xây cao tầng, cửa hàng san sát theo trục giao thông nội đô, đường tàu điện đã dỡ bỏ (1988), xén hai bên vỉa hè cho rộng rồi chia đôi làm hai làn đường xe chạy. Con phố là trục đường từ nội thành xuống Ngã tư Sở nối với quốc lộ số 6 đi Hòa Bình nên lúc nào cũng nượp người và xe cả ngày lẫn đêm.
Phố Hàng bột giờ đã đổi tên là Tôn đức thắng. Phố được tân trang, nhà cửa đã xây cao tầng, cửa hàng san sát theo trục giao thông nội đô, đường tàu điện đã dỡ bỏ (1988), xén hai bên vỉa hè cho rộng rồi chia đôi làm hai làn đường xe chạy. Con phố là trục đường từ nội thành xuống Ngã tư Sở nối với quốc lộ số 6 đi Hòa Bình nên lúc nào cũng nượp người và xe cả ngày lẫn đêm.
Phố Hàng Bột - Tôn Đức Thắng ngày nay- Ngã tư Hàng Bột- Quốc tử Giám – Cát linh. Nhà xây cao tầng -Chỉ còn đồn Công an ở
góc ngã tư ( nhà màu vàng) vẫn nguyên từ
những năm 60.
Ngắm nhìn con phố mình từng sống xưa và nay, so
sánh với ký ức Nhắc tôi nhớ đến các giai đoạn khác nhau
của lịch sử, lúc thăng lúc trầm với con phố của tôi vẫn
hiện về trong những ngày tháng đi chiến đấu - ( Còn tiếp )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]