NGẪM THẤY MÌNH BẠC
Thọ K8MA
Lần ấy trên chuyến
phà từ Thái Bình sang Hải phòng mình gặp một cô đi cùng mấy đứa cháu. Qua câu
chuyện biết cô vừa về quê ăn cưới.
- Họ hàng hả cô?
- Không! Chỗ dạo
trước nhà mình sơ tán về đấy, sau này vẫn đi lại. Các con bận nên cô cho mấy đứa
cháu về dự cưới.
Mình kinh ngạc
vì trong ngàn vạn gia đình ở thị xã, thành phố những năm chiến tranh gửi con
cái về làng quê sơ tán có mấy ai giữ được quan hệ như cô.
Ngay chính mình cũng vậy. Nhớ hè năm đầu đại học về nhà đến bến phà Bính buổi trưa gặp đứa bạn học lớp 4, lớp 5. Nó mừng quýnh và cùng với con bạn học Thủy lợi cứ kéo lôi mình xuống phà không cho ra bến ca nô mua vé về Hòn gai. Đợt sơ tán đầu tiên mình ở làng đạoYên trì cách Hòn gai hơn 40 km. Xã Hiệp hòa có 5 xóm, mỗi xóm có một nhà thờ riêng. Xóm 1,2,3,4 ở gọn quanh một quả đồi. Xóm 5 ở ngoài cánh đồng. Nhà thờ chính lớn lắm tọa lạc đỉnh đồi của xã. Mình ở lần lượt 4 nhà 3 xóm, trừ xóm 4. Hai nhà sau đó đi Yên Trung khai hoang, còn hai nhà vẫn xóm cũ. Nhà đứa bạn mẹ bán hàng ở chợ, đông em. Ở nhà nó là con gái nhưng mình ngồi mâm trên cùng bố, anh trai mới đi bộ đội về cùng với nó và đứa bạn học. Mâm dưới là mẹ và các em. Cơm nước xong mình mua mấy gói kẹo đến thăm hai nhà trước đã sơ tán. Đến nhà ở xóm 2 còn bác gái và mấy đứa cháu. Mấy con lớn nhà bác đi làm xa. Đến nhà cô chú ở xóm 1 gặp cô vẫn đang chẻ lạt đan quạt. Trông cô không khác nhiều, vẫn đôi mắt đen tròn trên khuôn mặt bầu bĩnh, duy mái tóc đã lốm đốm sợi bạc. Nói chuyện một lúc có một em gái khoảng 10 tuổi xuất hiện.
Những miền quê yên ả |
Ngay chính mình cũng vậy. Nhớ hè năm đầu đại học về nhà đến bến phà Bính buổi trưa gặp đứa bạn học lớp 4, lớp 5. Nó mừng quýnh và cùng với con bạn học Thủy lợi cứ kéo lôi mình xuống phà không cho ra bến ca nô mua vé về Hòn gai. Đợt sơ tán đầu tiên mình ở làng đạoYên trì cách Hòn gai hơn 40 km. Xã Hiệp hòa có 5 xóm, mỗi xóm có một nhà thờ riêng. Xóm 1,2,3,4 ở gọn quanh một quả đồi. Xóm 5 ở ngoài cánh đồng. Nhà thờ chính lớn lắm tọa lạc đỉnh đồi của xã. Mình ở lần lượt 4 nhà 3 xóm, trừ xóm 4. Hai nhà sau đó đi Yên Trung khai hoang, còn hai nhà vẫn xóm cũ. Nhà đứa bạn mẹ bán hàng ở chợ, đông em. Ở nhà nó là con gái nhưng mình ngồi mâm trên cùng bố, anh trai mới đi bộ đội về cùng với nó và đứa bạn học. Mâm dưới là mẹ và các em. Cơm nước xong mình mua mấy gói kẹo đến thăm hai nhà trước đã sơ tán. Đến nhà ở xóm 2 còn bác gái và mấy đứa cháu. Mấy con lớn nhà bác đi làm xa. Đến nhà cô chú ở xóm 1 gặp cô vẫn đang chẻ lạt đan quạt. Trông cô không khác nhiều, vẫn đôi mắt đen tròn trên khuôn mặt bầu bĩnh, duy mái tóc đã lốm đốm sợi bạc. Nói chuyện một lúc có một em gái khoảng 10 tuổi xuất hiện.
- Nhàn ơi chị Thọ đây này!
Thấy mình ngạc nhiên cô nói con này hồi bé
ngồi đâu rò đấy nên gọi là Rò, tên thật là Nhàn.. Thì ra là cái Rò. Cô kể nó hay nhắc đến cháu cô nói với
nó nhất định chị ấy sẽ đến. Ra về hẹn cô và em dịp khác cháu sẽ đến.
Đã mấy chục năm em giờ đã nên bà, cô chú
cũng già lắm rồi mình chưa hề quay lại cũng như những gia đình xã Bình ngọc năm
đầu nội trú ở nhà họ, không biết bao lần ra Móng cái, Trà cổ nhưng chưa bao giờ
đến thăm. Và gia đình mấy đứa trọ một tháng thi tốt nghiệp phổ thông ở Sơn
dương Hoành Bồ cách nơi mình ở 30km, cứ hẹn nhau dịp nào đó cùng quay lại nhưng
cũng vẫn chưa một lần đến.
Hứa hẹn, gieo
cho họ niềm tin rồi chính mình lại dập tắt lòng tin ấy.
Càng nghĩ lại
càng thấy mình bạc.
Đọc câu chuyện này mình thực sự xúc động.
Trả lờiXóaTrong thời gian chiến tranh phá hoại nhà mình cũng phải đi sơ tán 3, 4 nơi. Hết chiến tranh, nơi nào mình cũng coi như quê mình, con cái chủ nhà, bạn bè hàng xóm, cùng học hay không cùng học mình kết bạn một cách rất bình thường y như mình là người bản địa vậy. Khi còn trẻ. thỉnh thoảng mình lại phóng xe máy về chơi và mình cũng chẳng nghĩ đấy là cách đền đáp nghĩa tình gì lớn lao cả, bởi lẽ rất tự nhiên mình coi đấy là nhà mình.
Nhưng rồi, cuộc đời thật éo le, lấy vợ, đẻ con, kiếm tiền để sống để bằng bè, bằng bạn, một việc rất bình thường nhưng chính những điều ấy làm mình dần quên lãng cái tình, cái nghĩa kia mất rồi.
Cách đây vài năm, mình có theo một người bạn về quê hắn để thắp hương khói tổ tiên ông bà gì đấy. Cái nơi mà mình đã đến sơ tán và học cùng với hắn. Nhân thể mình chạy vào gia đình ông bà chủ nhà để thăm hỏi. Ôi chao, mọi thứ thay đổi hết rồi, các ông các bà thì đi theo tổ tiên, con cháu họ, ngang lứa với mình thì bỏ quê đi theo tiếng gọi của đồng tiền, của sự sống. Quê nghèo vẫn nghèo, vắng hoe, vườn tược bỏ hoang. Hỏi mãi, giải thích mãi những người còn lại mới nhận ra nhau.
Mình cũng có cái cảm giác của Thọ. bạc quá, đời bạc quá, nhưng mình nghĩ thêm tại sao đời lại bạc thế???
Vòng xoáy cuộc đời , không thể tự nghĩ là mình bạc được . Chỉ sợ không có được trong tâm , không có được trong lòng .
Trả lờiXóaBài viết quá ngắn tải nỗi day dứt quá dài đã đi theo đến cuối đời. Kỉ niệm đẹp và ân tình chị viết ra cho tất cả. Ai trong chúng ta cũng có những cái bứt rứt như vậy. Câu kết là lời tự trách mà cũng là lời giải của những người sống nội tâm. Chẳng ai không biết những chuyến về " cố hương" ấy sẽ rất vui sướng trong đời làm cho con trẻ thấy học theo. Ân tình thì sống mãi. Trưa nay đi nhậu nhớ có một câu nói chí lí : người già khó ngủ thường hay nhớ đến ân tình xưa.
Trả lờiXóa