Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA



CỰU BINH HÀNG BỘT NH V PH XƯA ( P1)

                                                           Nguyễn Hữu Luân

Bốn  thằng chúng tôi là lính Hàng bột – Qủang trị  thời 72 –   cái giai đoạn khốc liệt  của cuộc chiến.
 Lính Hàng bột thời đấy cũng có nhiều, nhưn  lúc đó  phố phân vùng thành các  “ bang “  khác nhau, bang tôi đóng góp  4 lính.
 “Bang “ chúng tôi nằm từ ngã tư Cát linh đến  đầu phố Phan văn Trị - bên đối diện là xí nghiệp dược phẩm  trung ương. Đầu Hàng bột  thuộc “Bang “ khác , rồi  “bang “ Văn Hương  hay Văn chương,  đầu Ô chợ dừa thì  chúng tôi  không  quan hệ.   Bang phân theo ranh giới thời đi học,  do chơi - học với nhau từ nhỏ nên tự nhiên thành ra  ranh giới như vậy chứ chẳng có “ anh, chị ” nào đứng ra thành lập hay “xưng hùng xung bá “ tại các  vùng này ,  lâu dần được coi là các “ bang” riêng.
Nói gì chứ chơi với nhau từ nhỏ  với các trò : đánh xèng, đánh khăng, trốn “ ù’  ... rồi lớn lên thì đá bóng – Con gái thì nhảy dây, nhảy ngựa rồi cùng theo học một trường hay một lớp cũng tạo ra sự gắn bó tự nhiên, tụ tập tự bảo vệ nhau khi có va chạm hay xích mích với những “ bang” khác.
 Thời chúng tôi cũng có xung đột nhưng không có trận đánh nhau nào mà người lớn phải can thiệp . Nói  vậy là chỉ  khoanh trong đám trẻ con  vui  chơi, học hành chúng tôi thôi chứ các “ anh chị “ trong xóm ngõ thì cũng nổi tiếng đấy.  Điểm danh vài ngõ : Ngõ  Thông phong, ngõ Văn hương,  Văn chương, Huy văn. Bên kia là ngõ Hàng bột, Thịnh hào 1-2-3, ngõ Quan thổ. 




    Bọn tôi trạc gần tuổi nhau, có hai thằng tên là Tuấn, tôi và thằng Phương “ lùn”-  Nhà của 4 thằng đều ở bên dãy số chẵn - Tôi gọi Tuấn  ở  nhà 90  là Tuấn “ Bột” còn  thằng Tuấn “ Sữa’  ở  số 138 gần phố  Đoàn thị Điểm  . Cả hai thằng  Tuấn đều trắng trẻo , được chiều từ bé.  Nhà Tôi ở đoạn giữa hai thằng Tuấn, còn thằng Phương thì ở cuối  gần  phố Phan văn Trị.
Tôi với thằng Phương cùng học với nhau từ lớp “vỡ lòng” – giờ gọi là lớp 1 rồi học cùng cấp 1 cho đến khi bắn  phá  năm 64- mỗi thằng sơ tán đi một ngả.
    Lớp vỡ lòng của tôi còn học ở cái đình Hàng bột do thày giáo trường làng dạy. Thày rất nghiêm, có cái thước kẻ rất dài để kẻ bảng đồng thời làm cái roi để dọa những thằng viết bẩn và xấu mà thày nói mãi chẳng nghe. Nhẹ thì bị thầy phạt, còn nạng thầy bắt ngửa tay ra – đét 1 đến 3 cái vào tay cho nhớ. Kể cũng tội vì thời đấy chúng tôi chỉ có giấy kẻ ngang chứ kẻ ô vuông cũng hiếm còn làm gì có chữ mẫu ở đầu dòng như học sinh lớp 1 bây giờ  .  Cứ nhìn chữ mẫu của thày trên bảng mà viết . Mỗi hôm phải có vài thằng bị “ đét”,  Thằng Hòa cạnh nhà tôi thì “ đét”thường xuyên , tôi chưa bị thày đánh , chỉ nhắc nhở còn thằng Phương “ lùn’ thì viết xấu nhưng cũng không bị đét- chúng bạn thầm thì là thày “nương” nó vì thày ở thuê  nhà  mẹ nó. Nghe thằng nào nói thế nó xị  mặt rồi nổi khùng lên , chúng tôi lại phải can ra.
Suốt thời gian chiến tranh, tôi và thằng Phương trôi dạt, chả gặp nhau lần nào .  Hòa binh, gặp lại nhau thì hóa ra đều là lính, rồi cũng vào –ra chiến trường Quảng trị - cũng may là còn trở về lành nguyên trở về-  rồi còn tiếp tục đi học nữa.
Hồi nhỏ cả bọn không biết nhiều về con phố của mình – không thấy người lớn kể lại. Giờ phố đã đổi nhiều còn nhóm lính cựu  chúng tôi đã gần U60 rồi,– hầu như người cũ đã chuyển chổ ở.
Còn  những ai biết về  lịch sử con phố ấy?  Lính Hàng bột kể lại cho nhau cho đỡ nhớ, phố giờ đã mang tên mới Tôn Đức Thắng. Bọn trẻ giờ có biết Hàng Bột xưa thế nào ?...
Phố Hàng Bột ( Tôn Đức thắng )



Hàng Bột xưa là con đường kinh lý Bắc Nam, nó qua Ô Chợ Dừa  lên Văn Miếu rồi  sang Cửa Nam – Cửa phía Nam của thành Thăng Long. Nó  thuộc địa phận kinh thành cũ nhưng ở vòng ngoài mà  Ô Chợ Dừa  là một trong các cửa ô để vào Thăng long xưa
 Từ Ô chợ dừa đi vào,  phố Hàng Bột đi qua đất  của các thôn -  phía tây  là các làng : Dũ Hậu , Tiên Thù ,Cận Tú Uyên đều thuộc tổng Yên Thành ,huyện Vĩnh Thuận.
Phía đông là các làng : Xã Đàn ,Huy Văn ,Hương Miến đều thuộc tổng Hữu Nghiêm , huyện Thọ Xương .
Đến giữa thế kỷ 19, nhà Nguyễn đổi lại tên các thôn. Phía Tây : Làng Dũ Hậu,Tiên Thù sát nhập vào  Thịnh Hào . Cận Tú Uyên sát nhập vào thôn Yên Trạch .
Thịnh Hào và Yên Trạch đều thuộc thuộc tổng Yên Thành  thuộc huyện Vĩnh Thuận .
Phía Đông:  thôn Huy Văn sát nhập với Hương Miến thành thôn Văn Hương - tổng Hữu Nghiêm  đổi tên là tổng Yên Hòa  thuộc huyện Thọ Xương .
Như vậy Hàng Bột là đường ranh giới của hai huyện Thọ Xương và VĩnhThuận.
Các địa danh  xưa : Xã đàn, Huy văn, Văn hương, Yên trạch ( An trạch ) vẫn còn đến  giờ.
Bản đồ  Hà nội và  phố Hàng Bột xưa




6 nhận xét:

  1. Người phố yêu phố, hiểu tận nguồn địa lý, lịch sử, hiếm có. Đâu như phim "Hà nội trong mắt ai" cán bộ văn hóa đã không hiểu gì về nhân vật tên phố mình ở.
    Người viết về làng, yêu làng, sống ở phố nhiều hơn nhưng không dứt được hình ảnh, con người làng quê cứ mãi gắn trong tim mình vậy.
    Các anh lính trường mình viết hay lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Chú Luân viết kỉ niệm tuổi thơ như làm cho tịu cháu nhớ lại những đêm hè chơi xu vê quanh các phố dưới mấy cái cột điện sáng mờ mờ, tranh nhau mấy con bọ Đa, Cánh cam, Cào cào....Bang tịu cháu chuyên đi bắt nạt bang khác vì bang này thuộc Quân Khu Lý nam đế.

    Trả lờiXóa
  3. Tôi đọc bài: "CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA ( P1) của anh Hữu Luân, mới thấy anh luân thâm hậu, kỷ niệm buồn vui ngây ngô của tuổi trẻ thì ai cũng có, chia vui cùng với anh qua dòng tự sự này. nhưng để viết về lịch sử làng quê, đặc biệt như Hà nội, trong sự thay đổi chóng mặt là chuyện ko đơn giản. mới biết được anh Luân sống rất sâu sắc, cứ như dòng tộc nhà anh xưa là tram anh thế phiệt thời nhà Nguyễn, Đất đai, nhà cửa nhiều, thời cải cách ruộng đất bị đấu tố. tịch thu nên nhớ lâu, nhớ dai.
    Nhân năm cũ chuyển mình, kính chúc BBT, cư dân DHCD một năm mới sức khỏe, trong ấm ngoài êm, trí não thản thanh. tuổi cao thì an nhàn cùng con cháu, tuổi trẻ phấn đấu trở thành doanh nghiệp, ai cũng biết rang: "Tiền bạc là phù du, nhưng không có tiền thì phù mỏ", phải lao động hết mình vì GIÁP-NGỌ

    Trả lờiXóa
  4. Tôi cũng suy nghĩ như Lady Thọ, rằng những người lính sống sót trở về đều tuyệt, tuyệt từ cái tâm, cái nghĩ, cái hành động, hành xử. ở cơ quan tôi những người đã từng là lính chiến trường về, vai trò cuong vị của họ bao giờ cũng khác- Sống vui, song lạc quan, cả tình trường cũng thế. nhưng chuyện dường chiếu thì còn phải bàn them, nhưng chắc là thua TV thôi. thằng đó đá bóng trên sân cỏ thì dẻo, khéo. Đá đẹp, chắc hàng chiếu cũng được vì qua lối viết của TV thì đoán ra phần nào...hehehe

    Trả lờiXóa

  5. @ PV Hoà K8a,

    Luân kể cho Hòa chuyện của nhà thơ Trần Đăng Khoa tâm sự đại thể như sau:
    Mình lên " tỉnh " ở, người ta bảo mình là người ở " quê " , khi về quê người ta bảo mình là người trên " tỉnh ", thành ra bơ vơ chẳng biết chơi với ai cả.
    Nó cũng giống cái tâm trạng mình khi về thăm lại nhà ở Hàng bột. Phố giờ đổi tên, hàng xóm hầu hết bán nhà đi ở chỗ khác ( nhà mình các Cụ cũng bán nốt ), bạn bè dạt đi khắp nơi - Phố toàn người mới, đông đúc , kẹt xe thường xuyên . Không phải là hoài cổ mà Phố đổi khác quá nhiều - Còn mấy người biết khi nhắc đến phố Hàng Bột xưa . Từ tâm trạng ấy mà có bài viết này, tra cứu tài liệu mới biết thêm nhiều về con phố đã từng mang dấu ấn trong lịch sử dù tên gọi của nó mới xuất hiện cuối TK XVIII đầu XIX thôi.
    Còn nhắc đến đá bóng thì mình cúng là cầu thủ ( bóng tròn ) có hạng đấy . Mặc dù TV và đội bóng 9M đá hay " mọi nhẽ " vẫn thua trận chung kết 9I - khi đấy L là hậu vệ kiêm " bầu " . Còn các loại bóng khác thì
    có thể cũng kém TV ....

    Trả lờiXóa
  6. Các bạn thể nào chẳng có nhiều người tham gia bổ sung hay lập phả đồ dòng họ rồi ! Vào tuổi ngoại tứ tuần trở đi là hay hoài cổ lắm! Xem cái thú và phong cách "khảo cổ" thế này, Luân K9i mà làm phả họ thì chu đáo lắm đây! Mình cũng có cái thú "xem gốc" lắm!

    Trả lờiXóa

Dùng những mã code này để cài hình ảnh, video, bài hát vào lời bình
Link ==> <a href="URL">Ở ĐÂY</a>
Hình ảnh ==> [img]URL[/img]
Youtube clip ==> [youtube]URL[/youtube]
Nhạc của Tui ==> [nct]URL[/nct]