Sinh K8MB
Hè tháng 6 , ăn cơm trưa xong là tiếng gọi nhau ơi ới , vác rậm ra đầm , con đầm dài chằng chịt chỉ một lúc đã được tụi trẻ bủa vây đông nghịt .
Nghĩ lại ,thời trẻ ở vùng quê ruộng lúa nước mà thấy thích . Hơn 8 , 9 tuổi đi bắt cua , đánh rậm , tát cá , cất vó . . . Năm mười một tuổi bọn trẻ trâu chúng tôi đã bơi giỏi , bơi qua được con sông có cầu Lai Vu trên đường Năm .
Sông nước miền quê |
Cái thú đánh rậm trưa
hè nhộn lắm , cả lũ ăn mặc trông rất nghộ , quần đùi vá chằng chịt , áo rách tả
tơi , mũ nón như chú tiểu . Thằng nào thằng ấy hăm hở , quăng rậm , đạp mõ , kéo
rậm nhanh chóng , các chú tôm trứng múp míp nở nang , thật là khoái . Lũ nhỏ chúng tôi rất nhanh , biết chỗ nào có tôm nhiều là quăng rậm ngay
. . cứ thế các ngả đầm đã được đội quân ĐÁNH RẬM rà hết lượt . Điểm tập kết cuối cùng
là cái cống trung tâm của làng , cống to cao , nước từ sông chảy vào đầm tùy
theo con nước .
Cống làng Tường đã ăn
sâu vào tuổi thơ của chúng tôi , mỗi đứa mang trong mình những kỉ niệm oai hùng
không bao giờ quên . Sau khi khoái trí thấy rỏ tôm đứa nào cũng kha khá , cả lũ
về cống tắm giặt , tham gia trò thể thao nhớ đời . Cả lũ TẮM CHUỒNG
: Tất cả đứng trên mặt cống , cứ thế thứ tự lao chúc đầu xuống dưới nước
, lặn ra xa , ai lăn xa nhất là vô địch ,
đứa thua cuộc phải nộp cho thằng vô địch một con tôm to nhất . .
Những tháng hè sôi động
, nhớ để đời , thế rồi chiến tranh phá hoại của đé quốc Mỹ đã cắt mất những tháng
hè đẹp nhất của tụi trẻ trâu làng Tường Vu .
Hôm nay , ngày giổ tổ
về làng , thằng ở bên Mỹ , thằng ở tận Sài Gòn , đứa làm quan to TW .đứa ở nhà
, gặp nhau có chén rượu nếp quê , ngẫm những NGÀY TẮM CHUỒNG năm xưa.
HP – 05.01.2014
Tuổi thơ của sinh nói riêng, và của dân bắc kỳ nói chúng còn sướng hơn mấy thằng trung kỳ, Còn có tuổi thơ, có ký ức vui tươi (đánh dậm, bơi lội, tắm truồng). từ khi hiểu biết, cứ nghĩ chỉ có dân xứ nghệ là khổ, đất đai cằn khô, úng lụt, người dân xứ nghệ khổ trăm đường, khổ như chị Dậu, như anh Pha.
Trả lờiXóaCách đây hơn chục năm, trong lần đưa mẹ về quê lúc tới nhà thờ họ gặp một bà , chẳng biết họ nói gì chỉ thấy hai bà già 80 tuổi cứ đứng ôm nhau mãi ở giữa đường, nói lụng bụng, nước mắt ứa ra. Chắc ở họ không chỉ có những kỷ niệm thời trẻ mà còn có cả tuổi thơ vất vả cực nhọc.
Trả lờiXóaV. Sinh kể lại chuyện tắm chuồng, mình nhớ ngay đến cảnh mình nhìn thấy 1 bạn K8 tắm chuồng năm xưa.
Trả lờiXóaGửi @V.Sinh
Trả lờiXóaDân đánh rậm mà có thằng đẹp trai thế nhỉ ? he he . Mà Sinh ơi làm gì có kỉ niệm oai hùng ? quá lắm thì là kỉ niệm hào hùng . Mà tuổi thơ thì không thể có gì là hào hùng . Bài viết thì hay chỉ có dùng từ chưa chuẩn thôi . Tôi khoái cái trò đánh rậm lắm vì tôi rất nhiều kiến thức về môn này
tắm TRUỒNG chứ không phải tắm trong CHUỒNG (bò, trâu) đấy chứ? Không biết K8 có tắm truồng bên giếng tự đào mùa hè và tắm truồng bên lò cao GT khi mùa đông không nhỉ? Mà bạn CĐ nhớ đến cảnh 1 bạn K8 (chắc là khác giới) năm xưa tắm tiên phải không? Có phải tên có 1 chữ T ở đầu không?
Trả lờiXóaỞ Hanoi bây giờ muốn tắm tiên thì ra đây:
Trả lờiXóahttp://static.panoramio.com/photos/large/90426490.jpg
[img]http://static.panoramio.com/photos/large/90426490.jpg[/img]
@ Bác đánh Dậm
Trả lờiXóaTrước hết theo chính tả phải viết là đánh Dậm ( không phải là Rậm ). Mà đánh Dậm thường có nhiều " thợ " ở vùng đất trũng - cánh đồng trũng chưa mưa đã ngập , chẳng cày cấy được thì vác Dậm đi kiếm ít tép , cá con . Thanh niên mới lớn của các thôn làng kiếm " cơm " bằng nghề đánh Dậm - cũng kiếm được kha khá ( thời đó không phun thuốc trừ sâu và chưa có hệ thống thủy lợi điều tiết nước như giờ ) chỉ mỗi tội mặc khố hay quần đùi lội bùn và phơi nắng nên chỗ nào nhúng Bùn thì nó nhuộm " Đen " - thế nên mới có câu " D.. đen như thằng đánh dậm " ( chắc là nó đen lắm nhỉ ? ). Hết mùa đánh dậm, khi lúa đã lên tốt thì lại dùng Dậm đi quạt bắt châu chấu - thừa ăn còn bán kiếm tiền ra tiền . Đánh dậm không chỉ là kỷ niệm mà còn là một nghề của Nam thanh vùng quê nghèo ( vùng trũng đều nghèo ) kiếm sống thời niên thiếu.
Nghệ thuật không chỉ là lúc " Dậm " ( dập dập thanh tre lùa tôm cá vào dậm ) mà còn cách " búng " tay vào thành ' dậm" để vốc tôm, cá lên cho vào giỏ - nếu mà bốc thì nát hết vì phần nhiều là cá nhỏ hay tép con .
Giờ thì nghề đánh " Dậm" gần như không còn nữa , thanh niên thời nay chắc cũng chê không làm nữa rồi !!! .
Theo cái lí luận của "Luan trang" thì tôi quả quyết "D.." Mr Sinh bây giờ vẫn đen như "D... thằng đánh dậm". Nếu Sinh không tin thì cứ kiểm tra mà xem. Khó đấy, vì phải tìm cho ra một thằng đánh dậm mà so sánh. ha, ha
Trả lờiXóa