V. Sinh K8MB
Đầu
tháng tư năm ấy, không bao giờ quên được, đến nhà cô giáo chủ nhiệm, nhìn thấy
một bạn gái học lớp 6, đôi mắt đã . . . lôi cuốn từ đó .
Con đường làng từ nhà đến trường gần 2 km,
phải qua đường 5 mới đến trường, nhà Thúy ở sát quốc lộ, khi học về trưa nắng gắt, sao cứ đi chầm chậm. Chầm chậm ngóng ngóng,
treo cả lên cây xà cừ rất to rồi mới rẽ vào đường làng . Con đường làng những năm
60 được ông Đoàn Duy Thành cho thôn tiền đầu tư tôn cao, có cả cột điện bóng đèn
sáng khắp làng, ngày tết điện sáng nhà nào cũng mừng vui, phấn khởi cả huyện
Kim Thành không ai bằng làng chúng ta. Năm 68 vỡ đê, cả huyện ngập trắng băng,
con đường chỉ mấp mé nước, nhà bị đổ hết, bố làm lán trên cây dừa để ở như tổ
chim vĩ đại. Ngày học lớp 7, cả ba thằng cùng xóm đóng bè chuối lượn khắp làng, vặt ổi xanh,
nhổ mía ăn, nhai đỡ đói, được phân phát mì ăn liền thi nhau xì sụp nấu. Vỡ đê
thế mà thích, thích được ra đầu làng nhìn vào nhà Thúy, đường 5 cũng suýt ngập,
nhà Thúy trắng băng, nhưng không thấy Thúy trên đường 5.
Thời
gian cứ vèo vèo qua đi, những năm cấp ba, ngày tết mẹ cứ để con ra chợ (chợ Lai
Khê) mua, đỡ vất vả mẹ, ra đầu làng đến đường 5, nhìn vào nhà Thúy, không thấy,
tết Thúy đi đâu?!.
Tết năm 1973, tết hòa bình của miền Bắc, tết đầu
tiên của SV, được về tết mừng lắm, đi bộ từ Đông Anh đến Gia Lâm không thấy mệt,
cả đêm đón tàu về quê Hải Dương, ga Lai Khê giặc Mỹ bắn rốc két phá tan, đi bộ
từ ga Tiền Trung về nhà, qua nhà Thúy, đi đàng hoàng bảnh bao, nhìn nhìn cũng
không thấy Thúy. Mãi đến tết 1974, 10 giờ sáng đi chúc tết, gặp Thúy ngay trên đường
làng, hai đứa đứng sững lại, mẹ Thúy không hiểu sao. Thúy, . .Sinh , mình theo
mẹ đi chúc tết nhà em mẹ trong làng. Từ ngày đó mãi đến tận bây giờ không bao
giờ quên cảm xúc kì lạ ấy . Vỡ đê Thúy theo anh trai lên tận Hòa Bình học, hết
cấp 3 Thúy đi ĐH, học khoa kinh tế ĐH nông nghiệp 1.
Vẫn
nhớ, mỗi lần nhận được thư của Thúy, cái cậu Từ cùng lớp cứ rình xem trộm, rồi
cả anh Quì, cho anh xem thư của Thúy đi, anh năn nỉ. Đêm hè 1976, đến nhà Thúy
ngồi nói chuyện cả tiếng, ra về Thúy bảo chúng mình ngồi nói chuyện ngắm trăng,
gió đường 5 thỏi nhè nhẹ, tốt nghiệp ĐH, Sinh về đâu, mình về HP, Thúy mới đi
thực tập ở Thủy Nguyên, Hải Phòng đẹp lắm. muộn rồi mình về , mẹ không cho đi
chơi khuya. Hè 1977, Thúy về qua quê, cả lớp kinh tế được đặc cách tốt nghiệp vô
Nam
nhận công tác.
Ra
Giếng Đáy - Hòn Gai nhận công tác, xa quê,
xa Hải Phòng, buồn da diết, thư Thúy viết đều đặn. có hai lần không viết thư
cho Thúy. Tết 1979 về quê, đến nhà Thúy, mẹ Thúy bảo Thúy nói: anh Sinh không
viết thư cho con.
Được biết Thúy đã lấy chồng. Năm 1990 từ Giếng
Đáy đi Hải Phòng, lên Hà Nội đến tận Xuân Mai, Hòa Bình, 13 giờ hôm đó bốn con
mắt nhìn nhau như muốn nói chúng mình đừng khóc .
Tưởng là TÌNH THƠ hóa ra tình thật. Đất nước đã giải phóng đâu còn bến Hiền lương mà không liên lạc, mà không đến gặp nhau được?
Trả lờiXóaĐáng đời còn muốn khóc nỗi gì hai bạn V.Sinh + Thúy kia.
Chắc hai bác này còn có " yêu dự phòng" nên mới như vậy chị Hoà nhỉ ?
Trả lờiXóaChị Thọ chứ Sơn !
Trả lờiXóaAnh Sinh chơi cái kiểu vờn vờn, cứ như máy bay OV10 vè vè quanh quanh không chịunhư F4 ; F5 Thần sấm, Con ma bắn rốc két, ném bom thì người ta phải đi chứ. Bây giờ lại nhớ nhớ thương thương gì nữa đây, cẩn thận không thì mất cả "chì lẫn thuyền" bây giờ. Tôi cũng đoán như Đỗ Sơn, cái này chỉ là dự phòng đây!
Trả lờiXóaVăn nghe ngan ngát nên cũng buồn tiếc của một " bố tham".
Con cá mất là con cá to, phải không bạn Sinh? Nhưng bạn phải xem lại tình tiết "....ăn liền thi nhau xì sụp nấu..." năm lớp 7 còn chiến tranh, còn đi sơ tán.... làm gì có mì ăn liền mà "...xì sụp nấu..."
Trả lờiXóaNgày đó làng quê mình vỡ đê , làng xóm được Hải Phòng cứu trợ , có mì ăn thích lắm . .
Trả lờiXóa